Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Một mẫu thiết kế xuất sắc chỉ có thể đạt được khi hoàn thiện về mặt kỹ thuật thiết kế lẫn in ấn. Đây là hai công đoạn có quan hệ vô cùng mật thiết với nhau, nếu một mẫu thiết kế đẹp nhưng in ấn không tốt, chất liệu giấy không phù hợp cho tính chất thể hiện sản phẩm sẽ không thể nào truyền tải được vẻ đẹp của bản mẫu thiết kế. Do đó công đoạn chọn lựa giấy in cũng vô cùng quan trọng.

Dù khâu thiết kế tốt nhưng khi in ấn không đúng cách thì sản phẩm cũng bị ảnh hưởng

Để chọn mẫu giấy thích hợp và đúng lượng giấy thì chúng ta cần biết khái niệm định giấy là gì?
Định lượng giấy (g/m2) có nghĩa là cân nặng của một tờ giấy với một diện tích là 1m2. Biết được định lượng giấy, bạn có thể so sánh độ dày của các loại giấy. Ví dụ giấy D500 (1m2 giấy này nặng 500g) thì dày hơn giấy D300.
Như vậy, theo định nghĩa này thì trong in ấn sẽ có 1 số loại giấy như sau:
  • Giấy Fort: đây là loại giấy thông dụng nhất trong in ấn, hay người ta còn gọi là giấy A4, với độ nhám và khả năng bám mực tốt nên loại giấy này thường dùng là vở học sinh, bao thư, hóa đơn…
  • Giấy Bristol: là loại giấy có độ trơn bóng hơn và khả năng bám mực vừa phải thường được dùng để in bao bì sản phẩm như vỏ hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, tờ rơi, danh thiếp…
  • Giấy Ivory: là loại giấy một mặt trơn láng 1 mặt nhám, thường được dùng in bao bì đối với các loại thực phẩm (phải được kiểm định)…
  • Giấy Couché: là loại giấy có bề mặt láng mịn, khi in rất bắt mắt, thường được sử dụng để in catalogue, tờ rơi, poster,… Định lượng: 90-300g/m2. Bên cạnh đó còn có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí hay trong thiết kế catalogue cao cấp.
  • Giấy Duplex: là loại giấy khá giống Bristol, tuy nhiên, giấy này thường được sử dụng để in bao bì cho sản phẩm có kích thước lớn.
  • Còn khá nhiều loại giấy dùng cho in ấn như: giấy cán gân, dát vàng, giấy dùng cho mỹ thuật…và rất nhiều loại giấy khác dùng trong in ấn. Nhưng tùy vào mục đích sử dụng mà chọn loại giấy phù hợp,

Có nhiều loại giấy phù hợp với từng nhu cầu in ấn của người in

Ngoài ra khi đã chọn được mẫu phù hợp ý ta cũng cần lưu ý những điều sau:
  • Kiểm tra trước khi in: đây là 1 điều khá quan trọng để việc in ấn được hiệu quả, nếu có sai sót dù nhỏ nhặt cũng khiến bạn tốn thời gian và chi phí khá nhiều. Vì thế, cẩn thận kiểm tra hình ảnh, màu sắc, bố cục, dấu câu, chính tả…để tránh việc bạn phải in lại thêm 1 hay vài lần nữa.
  • Bảo đảm sử dụng đúng loại giấy cho mục đích in ấn: nếu bạn chọn loại giấy không phù hợp thì việc in lại là không thể tránh khỏi, vì vậy, hãy kỹ lưỡng chọn loại giấy để in. Chẳng hạn, In poster thường sử dụng kích thước thông dụng là 40×60 cm, 50×75 cm, 60×80 cm. Hiện nay các công ty quảng cáo có nhiều mức giá đa dạng cho việc in poster tùy theo yêu cầu của khách hàng. Loại giấy in chất lượng để in poster là giấy Couché để đảm bảo poster có màu sắc đẹp và độ dày hợp lý, phù hợp cho việc dán poster tại nơi công cộng. Sau khi in, poster thường được cán một lớp màng nilon bóng lên trên bề mặt in để tăng tone màu và bảo vệ bề mặt poster.
  • Chọn lựa thích hợp và tiết kiệm nhất: khi in bao bì hãy chọn những loại giấy của các hãng uy tín vừa bền, dai vừa an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí, bởi vì khi sử dụng loại giấy phù hợp và cẩn thận kiểm tra trước khi in bạn sẽ có sản phẩm vừa ý mà không cần tốn công, tốn tiền để in lại.
  • In tờ rơi hãy chọn loại giấy phù hợp, đừng vì giá rẻ mà ảnh hưởng chất lượng: Tờ rơi hiện nay được in trên máy in offset hiện đại hoặc được in bằng máy in kỹ thuật số (máy in laze màu chất lượng cao). Tờ rơi được in tráng phủ varnish hoặc cán màng để bảo vệ bề mặt in khỏi bị lem màu, trầy xước, thấm nước… Tại Việt Nam, giấy Couché và giấy Offset là 2 loại giấy được dùng để in tờ rơi nhiều nhất.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Profile, catalogue, brochure là 3 ấn phẩm cùng nói về doanh nghiệp cũng như các thông tin sản phẩm. Nhưng giữa chúng có gì khác nhau? Tại sao lại đặt 3 tên gọi như thế? Dưới đây chúng tôi cung cấp cho bạn một số thông tin nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về ba ấn phẩm quan trọng này của công ty, cũng như giúp cho việc lựa chọn và thiết kế của bạn được chính xác và phù hợp.
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu định nghĩa của profile, catalogue và brochure

Profile là gì? 




Thiết kế profile công ty là một tài liệu giới thiệu về công ty dành cho khách hàng. Một công ty có thể có nhiều brochure giới thiệu sản phẩm nhưng chỉ có một profile để nói về mình. Thông qua profile của công ty, khách hàng có thể biết được mức độ chuyên nghiệp và tầm cỡ quy mô ngành nghề kinh doanh của công ty một cách khái quát.

Catalogue là gì?

Thiết kế catalogue là cuốn giới thiệu các danh mục sản phẩm & sản phẩm mà trên đó trình bày các hình ảnh, thông tin về sản phẩm. Catalogue thì lớn hơn brochure thường là 6 tờ 12 trang, xếp lại như 1 cuốn sổ tay, giống như dạng mẫu mã của cty đó muốn show cho khách hàng coi, kiểu như bảng báo giá vậy, nội dung thì phong phú hơn brochure.

Catalog nội dung phong phú hơn brochure

Brochure là gì?

Thiết kế brochure thường được dùng để giới thiệu các dịch vụ, các dự án hoặc về một sản phẩm nào đó. Brochure hay còn gọi là tờ bướm, bạn vào sân bay hoặc vào showroom của 1 cty nào đó thường sẽ thấy cái này hay đặt ở trên bàn tiếp khách của cty , brochure có thể có 1 tờ gồm 2 mặt hoặc 3 tờ 6 mặt, chứa nội dung, nghành nghề của cty hoặc nhãn hàng đó, brochure cũng có thể được dán lên tường.
Brochure rất đa dạng về hình dáng và số lượng trang.

Từ sự định nghĩa trên ta có thể phân biệt profile, catalogue, brochure theo các yếu tố sau:
Khác nhau về đối tượng người đọc
Profile: Là hồ sơ năng lực công ty, thể hiện toàn bộ thông tin công ty, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, báo cáo tài chính, quy mô nhân sự, hồ sơ năng lực thường gửi cho đối tác, chủ đầu tư, khách hàng lớn. Số trang thường dài trên 20 trang + đi kèm tài liệu.
Catalogue thường được sử dụng quảng với nội dung ít hơn hồ sơ năng lực. Trong catalog thường không đưa báo cáo tài chính và những thông tin nhạy cảm của công ty. Vì đây là tài liệu quảng bá rộng, cả các tầng lớp có chuyên môn cũng như khách hàng nhỏ lẻ.
Brochure: Sử dụng chuyên biệt cho 1 nhóm khách hàng mục tiêu nhất định, thường là giới thiệu 1 dòng sản phẩm, 1 món ăn, 1 ấn phẩm mới ra mắt …
Khác nhau về mục tiêu sử dụng
– Profile nhằm chứng minh năng lực trong công việc của công ty
– Catalogue giống như một nguồn tài liệu cung cấp cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ
– Brochure kêu gọi khách hàng tiêu dùng tức thì
Khác nhau về cách thức sử dụng
– Profile thường dùng trong trường hợp gặp trực tiếp khách hàng để trao đổi
– Catalog có thể gửi qua đường bưu điện, phát tại điểm bán,…
– Brochure có thể phát tại những nơi công cộng,…
Khác nhau về nội dung trọng điểm
– Profile giới thiệu về công ty, những thành tựu nổi bật, năng lực cốt lõi,….
– Catalogue giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ với những thông số chi tiết
– Brochure có thể giới thiệu về công ty, sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ cho một chương trình marketing riêng. Brochure không đi vào chi tiết mà hướng tới ngôn từ khơi gợi khả năng tiêu dùng của khách hàng.
Khác nhau về hình ảnh sử dụng
– Profile thường sử dụng những hình ảnh sát thực hơn về doanh nghiệp, những sản phẩm, dự án đã thực hiện,…
– Catalogue giới thiệu nhiều hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mà không chịu ảnh hưởng nhiều của tính sát thực.
– Brochure sử dụng đa dạng hình ảnh hơn, có thể dùng cả ảnh thật hoặc ảnh vẽ,…
Khác nhau về kiểu dáng, kích thước
– Profile có kiểu dáng chuẩn là A4, tuỳ thuộc nhiều trường hợp kích thước này cũng có thể thay đổi.
– Catalogue cũng có thể thay đổi kích thước tuỳ ý, ngoài ra về hình dạng cũng không bị hạn chế bởi tính “nghiêm túc” của Profile.

– Brochure có thể là bất cứ kích thước, hình dạng nào phù hợp với đối tượng khách hàng, chiến dịch marketing,… của thương hiệu.

Share it